1. Tin hàng không mới nhất 2. Ẩm thực 3. Du lịch
--------------------------------------------------------------------
vé máy bay đi Hà Nội
vé máy bay đi Sài Gòn
vé máy bay đi Buôn Mê Thuật
vé máy bay đi Dak Lak
vé máy bay đi Pleiku
vé máy bay đi Đà Lạt
------------------------------------------------------------------------------
Các cách để tìm bạn gái trong chuyến du lịch
Cách tán tỉnh trên máy bay
Khám phá chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama
Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin
Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Các cách khiến thời gian quá cảnh tại sân bay trôi nhanh
Lý do mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh
10 nước có giá vé máy bay rẻ nhất thế giới
--------------------------------------------------------------------------------
Con đường nhựa đầu tiên được thực dân Pháp xây dựng ở Hà Nội chính là con đường từ Nhà hát Lớn hiện nay qua các phố Tràng Tiền, Tràng Thi, một đoạn đường Điện Biên Phủ đến Cửa Nam.
Thực dân Pháp sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ trong thời gian từ năm 1862 đến năm 1867 đã bắt đầu tiến hành âm mưu đánh chiếm cả nước ta trong đó Hà Nội là một mục tiêu quan trọng mà bọn chúng hướng tới khi tiến quân ra Bắc Kỳ. Sau khi ký hòa ước năm 1874 với triều đình Huế, thực dân Pháp buộc phải trao trả thành Hà Nội và rút hết quân về Nam Kỳ.
Tuy nhiên, nhằm chuẩn bị cho một cuộc tiến công Bắc Kỳ lần 2, một trong những vấn đề cấp thiết của bọn chúng là phải làm gấp một con đường to, rộng, đủ độ bền để vận chuyển mọi thiết bị quân sự, quần áo, thuốc men, đồ hộp tiếp tế từ miền Nam ra, lập kho trung chuyển trong tòa thành cổ. Kể từ đó, chúng đủ trang bị cho quân lính mở các cuộc hành quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở nhiều nơi của dân chúng Bắc Hà đang nô nức hưởng ứng hịch Cần Vương của nhà vua trẻ yêu nước Hàm Nghi, kêu gọi toàn dân đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm, giành lại giang sơn cho đất nước.
Con đường rải nhựa được chọn ở vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển theo đường sông vì nó gần với khu “căn cứ thủy quân” - một vùng ở đê sông Hồng từ khu vực Nhà hát Lớn đến Viện quân y 108 hiện nay mà thực dân Pháp đã chiếm cứ đề làm cầu nối quân sự, đón quân xâm lược từ miền Nam ra.
Con đường nhựa đầu tiên nối liền phố Tràng Tiền và Tràng Thi, hai con phố nổi tiếng của Hà Nội thời đó. Phố Tràng Tiền xưa kia là một xưởng đúc tiền của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19, nó có tên gọi Nôm là Trường Tiền, chính là nguồn gốc của cái tên Tràng Tiền. Theo sử liệu, tới năm 1887 thì xưởng đúc tiền bị phá bỏ. Chính quyền Pháp chia lại đất để xây dựng các cửa hiệu. Vậy là từ đó, Tràng Tiền trở thành một con phố nhộn nhịp. Ở đây sau này xuất hiện cửa hàng Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền nổi tiếng và bây giờ là Trung tâm Tràng Tiền Plaza.
Còn gọi là phố Tràng Thi vì trường thi Hương xưa đặt tại đây... Theo nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện thì: “Trường thi này lập từ đời nhà Lê. Những thí sinh đỗ trường này là Hương cống và Sinh đồ (tức Cử nhân và Tú tài). Thông thường thì cứ một Cử nhân thi lấy thêm ba Tú tài (tức lệ nhất cử tam tú). Ai đỗ Hương cống rồi mới được dự khoa thi Tiến sỹ, tức thi Hội và sau đó thi Đình. Đến bản triều (triều Nguyễn) các đời vua cũng lấy trường thi Hương ấy để kén nhân tài...”.
Ngày mở cửa trường để học trò vào thi, loa to lên những câu: “Báo ân giả tiên nhập, báo oán giả thứ nhập, sỹ tử thứ thứ nhập”, nghĩa là mời những linh hồn đến báo ân nghĩa vào trước, tiếp đó là hồn báo oán, rồi học trò mới lần lượt vào trường thi. Mỗi thí sinh đều mang theo lều chõng và ống quyển, đến lô dành cho mình, căng lều, đặt chõng, lấy giấy bút ra chuẩn bị đi lấy đầu bài về mà thi...
Sau khi bãi bỏ lệ thi cũ, Tràng Thi đã không còn là nơi thi cử của các sĩ tử. Thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng con đường lát đá rải nhựa đầu tiên ở Hà Nội tại những phố này theo công nghệ làm đường ở châu Âu thời đó. Phương pháp này xuất hiện ở châu Âu từ năm 1830 lấy tên nhà phát minh ra nó là Mac Adam để gọi những con đường làm theo phương pháp này là đường Macadamce. Phương pháp làm đường nhựa này bao gồm các công đoạn phủ lấp mặt đường bằng đá dăm các cỡ với cát, lèn chặt với nhau bằng phương tiện xe lu nén mặt đường. Nguồn lao động sử dụng trong việc xây dựng con đường nhựa đầu tiên này hoàn toàn là lao động khổ sai cưỡng bức của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. Số đông đồng bào bị giặc Pháp bắt trong các cuộc càn quét ở nhiều nơi đưa về Hà Nội gán cho là “tù binh chiến tranh”. Hoặc chính gốc người Hà Nội vì bất hợp tác, chống đối lại với bọn Pháp nên bị chúng ghép vào loại “tù thường phạm” hoặc “tù khổ sai".
Họ phải làm quần quật từ sáng tinh mơ đến tối mịt: lấp ao hồ, phá nhà, chặt cây, gióng thẳng đường, san nền, đầm đất, đẩy những chiếc xe lu to bằng một gian nhà, bánh sắt rất nặng nhọc rồi rải nhựa nóng. Bọn cai ngục là những tên thổ phỉ rất hung ác, lúc nào cũng sẵn sàng giáng xuống đầu lưng họ như những tận mưa roi, gậy gộc thâm tím thịt da. Ban ngày đã vậy, ban đêm họ bị nhốt vào ngục tối có sẵn trong tòa thành.
Con đường nước mắt và máu của đồng bào ta – con đường nhựa đầu tiên ở Hà Nội đã hình thành vào năm 1888. Sau khi vua Đồng Khánh hạ bút, đóng triện “nhượng hẳn” đất và dân Hà Nội trong phạm vi năm cửa ô cho Pháp, tức là trao cho chúng quyền cai trị trực tiếp bằng luật pháp của chúng ngay tại Hà Nội mà cai trị Hà Nội là một viên thống đốc Pháp, dân Hà Nội gọi là “dân bảo hộ” thì lại có thêm nhiều con đường thấm máu và nước mắt của đồng bào ta trên mảnh đất Hà Thành.
Ngày nay, con đường từ Nhà hát Lớn Hà Nội qua Tràng Tiền, kéo dài đến phố Tràng Thi là một trong những con phố đẹp nằm trong trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặc dù nó được ra đời từ âm mưu xâm lược đen tối của thực dân Pháp nhưng nó vẫn trở thành con đường gần gũi của người dân sống trong thủ đô Hà Nội.