Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Đi tìm dấu vết người Hà Nội cổ

 
Khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người Hà Nội cổ qua những viên đá cuội ở xã Cổ Loa có niên đại từ 2 vạn đến hơn 1 vạn năm thuộc giai đoạn văn hoá Sơn Vi. Trải qua những kiến tạo tự nhiên của vỏ trái đất, vùng Hà Nội cổ đã từng là vùng ngập nước, có rừng xen kẽ những dải đất cao (khoảng từ 1 vạn đến 6-7 nghìn năm cách ngày nay).
 
Khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người Hà Nội cổ qua những viên đá cuội ở xã Cổ Loa có niên đại từ 2 vạn đến hơn 1 vạn năm thuộc giai đoạn văn hoá Sơn Vi. Trải qua những kiến tạo tự nhiên của vỏ trái đất, vùng Hà Nội cổ đã từng là vùng ngập nước, có rừng xen kẽ những dải đất cao (khoảng từ 1 vạn đến 6-7 nghìn năm cách ngày nay).
 
Từ đền Cổ Loa
 
Song ngay từ thời kỳ đó đã có sự tồn tại của nhiều nhóm người cổ sinh sống. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã cho thấy nhiều lớp văn hoá nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dây lịch sử liên tục từ đầu Thời đại đồng đến đầu Thời đại sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước công nguyên. 
 
 
Người Hà Nội ngày ấy sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và chài lưới đánh cá. Tại các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy nhiều rìu, lưỡi cày, liềm bằng đồng, hạt na, hạt trám, hạt gạo cháy và vỏ trấu, hòn chì lưới bằng đá và đất nung. Đặc biệt là số lượng mũi tên đồng được tìm thấy khá nhiều. Đây là các hiện vật thuộc thời đại Hùng Vương với sự hình thành của nhà nước đầu tiên trên đất nước ta: Nhà nước Văn Lang. 
 
Khoảng năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng phái 50 vạn quân tiến đánh miền Bách Việt. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra sự hợp nhất giữa hai tộc người Tây Âu của Thục Phán và Lạc Việt của Hùng Vương để làm thành một khối thống nhất. Sau khi quân Tần rút, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu An Dương Vương, đặt quốc hiệu Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa xây toà thành ốc. Hà Nội với toà thành đó bắt đầu đi vào lịch sử với tư cách một trung tâm chính trị, xã hội đầu tiên của đất nước. 
 
Thành Cổ Loa được xây dựng trên mảnh đất Chạ Chủ - một làng quê thời Hùng - trở thành đế đô nhà Thục. Với mục đích dựng thành một chiến luỹ bất khả chiến bại, thành được xây dựng hết sức công phu với hệ thống thành, hào, luỹ xen kẽ, làm thành một loa thành khổng lồ hình xoáy trôn ốc soi bóng xuống dòng Hoàng Giang. Thành đắp dựa vào hình sông thế núi, uốn lượn theo địa hình tự nhiên, ngoài hào trong luỹ, hào lại nối với sông và đầm cả mênh mông, quanh năm đầy ắp nước, tạo cho Cổ Loa vừa là căn cứ phòng ngự vừa là căn cứ tiến công, vừa tác chiến trên bộ vừa tiến công dưới thuỷ. Với kết cấu thành - hào - luỹ, thành Cổ Loa được xây dựng thành ba vòng: Thành ngoại, Thành giữa, Thành nội. Các cửa bố trí chéo nhau, đường nối hai cửa làm thành hình chéo, đi lại quanh co, lại có ụ phòng ngự hai bên, dệt nên huyền tích thành ốc - Loa Thành. Đây chính là thành quả lao động và sức sáng tạo kỳ diệu của quân dân Âu Lạc. 
 
Cùng với kỹ thuật chế tác và sử dụng cung nỏ đã được nâng lên thành nghệ thuật quân sự, thành Cổ Loa đã nhiều lần kiêu hùng chứng kiến thất bại thảm hại của quân xâm lược phương Bắc. Chính những thắng lợi huy hoàng ấy đã dệt nên huyền thoại lẫy Nỏ thần. Sử chép Triệu Đà đã nhiều lần cất quân xâm lược nước Âu Lạc nhưng đều thất bại liền thay đổi phương sách xâm lược bằng cách xin giảng hoà và cầu hôn con gái vua Thục là công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thuỷ.
 
Cuộc hôn nhân chính trị này dẫn đến hậu quả không đầy ba năm, nỏ thần - biểu tượng của những bí mật quốc gia bị mất cắp, vua xa dân, tai không muốn nghe lời nói phải. Con gái vua nhẹ dạ tin người, vì thế cơ đồ Âu Lạc chìm đắm biển sâu. Từ toà thành kỳ diệu, Cổ Loa lại chứa đựng cả một bi kịch: bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu, và hơn hết thảy: bi kịch mất nước! Quốc gia Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử nước ta.
 
Lên ngôi từ năm 208 đến năm 179 trước công nguyên, Thục Phán bị Triệu Đà dùng mưu gian đánh bại. Từ đó, nước Âu Lạc bị sa vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Hà Nội thuộc quận Giao Chỉ, về sau là trung tâm huyện Tống Bình (khoảng 454 - 456). Huyện Tống Bình sau đổi thành quận, quận Tống Bình gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Từ Ninh (Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay) và Xương Quốc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị chính là vùng nội thành ngày nay.
 
Từ Cổ Loa đến Thăng Long
 
Kể từ thời Thục Phán An Dương Vương đến thời Lý, dân tộc ta đã trải qua hơn một ngàn năm binh lửa anh dũng chống phong kiến phương Bắc và đã không ít lần giành lại quyền độc lập tự chủ: đó là giai đoạn của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, họ Khúc, họ Ngô... Trong suốt thời gian đó đã hơn một lần vùng đất Hà Nội cổ trở thành thủ phủ của chính quyền trung ương: Năm 545 Lý Bý khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, xưng Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên ( vị trí thị xã Bắc Ninh ngày nay). Hiện nay tại làng Vĩnh Tuy thuộc huyện Thanh Trì- Hà Nội còn một khu đầm có tên là đầm Vạn Xoan (do đọc chệch từ Vạn Xuân), rất có thể đây là nơi Lý Nam Đế thiết lập bộ chỉ huy quân sự của nhà nước Vạn Xuân. Một tấm bia tìm thấy năm 1962 tại đầm Vạn Xoan có niên hiệu nhà Lương tức là tương đương với thời tiền Lý. 
 
Sau công cuộc hưng binh khởi nghĩa dựng đô của Lý Nam Đế thất bại đất nước ta nói chung và quận trị Tống bình (Hà Nội cổ) nói riêng lại lệ thuộc phong kiến phương Bắc và trở thành phủ trị đô hộ của chúng: Năm 621 một thành được dựng lên ở đây gọi là Tử Thành với chu vi 900bộ; Năm 767 dưới thời nhà Đường, thành được mở rộng để phục vụ cho mục đích quân sự gồm 10 dinh, chia làm hai bên tả hữu, xung quanh có tường thành bao bọc gọi là La Thành. Năm 808 để đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta viên đô hộ sứ Trương Chu cho sửa đắp lại La Thành to lớn hơn gọi là Đại La Thành. Năm 866 Cao Biền cho xây lại thành và đắp thêm Đại La Thành. Từ đó Tống Bình được gọi với cái tên thành Đại La. Tuy nhiên đó chỉ là thành luỹ có tính chất quân sự để bảo vệ cơ quan hành chính của bọn xâm lược chứ chưa phải là thành thị với đầy đủ mọi mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá của mọi tầng lớp trong xã hội.
 
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939 ông lên ngôi, Cổ Loa lại một lần nữa được chọn làm kinh đô của một nước độc lập.
 
Tất cả những yếu tố trên đã làm thành những tiền đề nhất định, mở đường cho miền Hà Nội trở thành vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau.
 
Ngày đăng: 16/11/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé