TIẾNG BOM CÂY ĐA LỘC LONG
Di tích Tiếng bom Cây Đa Lộc Long thuộc thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Từ quốc lộ 15A đi vào phía Nam chúng ta gặp cầu Long Đại, đi tiếp khoảng 1,2 km thì gặp con đường liên xã, theo con đường này khoảng 3 km rồi rẽ về phía Nam là đến thôn Lộc Long.

Lộc Long là một trong bốn thôn thuộc xã Xuân Ninh, là một làng quê có chiều dài lịch sử và truyền thống yêu nước nồng nàn. Nhân dân Lộc Long vốn dĩ hiền lành chất phác, cần cù chịu khó trong lao động, nhưng cũng mạnh mẽ dũng cảm trong đấu tranh cách mạng và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Trong kháng chiến chống Pháp, Lộc Long ở vào vị trí rất quan trọng về kinh tế và quân sự, phía Tây là tuyến xe lửa và đường 15 - đây là hai tuyến giao thông quan trọng, phía Tây Bắc là ga xe 1ửa Xuân Dục (nay là ga Long Đại) và cầu Long Đại, cách Lộc Long 5 km về phía Đông là quốc lộ 1A. Ngoài ra, ruộng đất ở Lộc Long màu mỡ, là địa bàn quan trọng trong vựa lúa của huyện và tỉnh. Chính vì vậy, có thể nói Lộc Long là một vị trí quan trọng cả đối với ta và địch.
Thấy rõ vị trí quan trọng của Lộc Long, thực dân Pháp đã xây dựng ở đây một chính quyền thôn, xã khá mạnh. Chúng cho xây đựng ở Xuân Dục (cạnh Lộc Long) một đồn binh lớn và bố trí lực lượng cơ động ứng chiến ở ga Xuân Dục để sẵn sàng ứng cứu.
Trước tình hình đó, phía ta đã chủ trương rút lực 1ượng chủ chốt lên chiến khu và bí mật xây dựng lực lượng du kích ở các thôn xã, một trung đội du kích cũng được thành lập ở thôn Lộc Long.
Nửa đầu năm 1949, phong trào đánh chặn quân địch đọc quốc lộ 1A lên cao gây cho địch nhiều tổn thất. Những thắng lợi đó đã có ảnh hưởng tất đến anh em du kích ở Lộc Long. Toàn thôn Lộc Long bố trí rào làng chiến đấu, nhân dân chặt tre vót nhọn ken dày quanh làng thành 4 lớp. Trong thôn lại có rào tre của các xóm nhằm chia cắt địch đề phòng hàng rào của thôn bị phá, giữa các xóm nhân dân đào hệ thống giao thông hào xuyên suốt, chằng chịt. Mặt khác, bà con còn quyên góp tiền bạc giúp đỡ du kích mua sắm vũ khí, chính vì vậy du kích Lộc Long đã hăng hái luyện tập và nhanh chóng trưởng thành.
Sau những hoạt động của nhân dân Quảng Ninh hưởng ứng phong trào ''Quảng Bình quật khởi'', bọn địch ở Xuân Dục tính kế hành động để trấn áp tinh thần của nhân dân ta. Ngày 16-7-1949, địch tổ chức cuộc hành quân nhằm tiêu diệt lực lượng của ta. Từ đồn Xuân Dục địch hành quân lên hướng cầu Long Đại, ga Xuân Dục rồi sau đó bất ngờ tiến về Lộc Long. Vào lúc này trung đội du kích ở Lộc Long đã bố trí lực lượng chất chặn giữ làng, ở đầu cổng làng và mỗi xóm đều bố trí đặt bom địa lôi để phục kích chờ địch. Cuối cùng địch đã tới, lực lượng của địch gồm một trung đội Pháp -Việt do tên đồn trưởng Xuân Dục là Ba Rô (Albert Bavant) chỉ huy. Khi địch đi qua cổng xóm 1, du kích giật bom nhưng bom xịt không nổ. Địch đi qua cổng thứ 2, sau ít phút nghỉ ngơi ở gốc cây đa bổ, đích thân tên đồn trưởng dẫn quân vào phá cổng. Thời cơ diệt địch đã tới, du kích kịp thời giật bom, bom nổ, đồng thời du kích cũng tung lựu đạn. Bị đánh bất ngờ, địch choáng váng không kịp trở tay, chúng hết hoảng nổ súng bừa bãi rồi kéo chạy về đồn với kết cục tên đồn trưởng bị gãy tay, 4 tên khác bị thương.
Trận đánh bom ở cây đa Lộc Long tuy diệt địch chưa nhiều nhưng đã gây một tiếng vang lớn trên địa bàn, là thắng lợi đầu tiên của du kích ta hưởng ứng phong trào ''Quảng Bình quật khởi". Nó như một tiếng sấm báo hiệu mùa xuân của phong trào cách mạng ở các xã vùng giữa của huyện, tạo đà cho phong trào du kích công khai đánh địch phát triển.
Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau đã đi vào quá khứ, nhưng tiếng bom nổ ở gốc đa Lộc Long ngày nào đã mãi mãi ghi đậm vào lịch sử tỉnh nhà như một chiến công hiển hách của phong trào chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, xóm làng trong những năm Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cây đa xưa không còn, nhưng ngày nay được sự quan tâm của UBND Tỉnh, huyện, xã đã xây dựng bia di tích bên cạnh cây đa mới trồng để tưởng niệm, lưu giữ về tiếng nổ của cây đa Lộc Long năm nào. Đến với Lộc Long, du khách sẽ được sống lại cái không khí hào hùng của nhân dân ta trong những năm tháng chiến tranh. Sau đó, du khách ghé qua thăm hai điểm di tích đặc biệt quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh là Hội trường của đoàn 559 ở Hiền Ninh và cầu Long Đại - là trọng điểm bị giặc đánh phá ác liệt trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.
-
Các bài liên quan
- Vé máy bay từ Vân Đồn đi Sài Gòn
- Vé máy bay đi Sài Gòn từ Vân Đồn của Bamboo Airway
- Vé máy bay đi Sài Gòn từ Vân Đồn của Vietjet Air
- Vé máy bay đi Sài Gòn từ Vân Đồn của VN Airlines
- Giá vé và giờ mở cửa thăm quan Dinh Độc Lập
- 10 điều tuyệt vời chỉ có ở Sài gòn
- Những lưu ý khi du lịch Sài Gòn
- Kinh nghiệm du lịch bụi ở Sài Gòn
- 100 “đặc sản” du lịch của TP. HCM
- Trải nghiệm mua sắm khi du lịch TP HCM
- 8 chỗ đi chơi lý tưởng trong 1 ngày ở Sài Gòn
- Các địa điểm đi chơi quanh Sài Gòn - Khu du lịch sinh thái Vàm Sát
- Những địa điểm hẹn hò Valentine lãng mạn cho các cặp đôi ở Sài Gòn
- Các khu phố ẩm thực Sài Gòn
- Khu vui chơi ở TP Hồ Chí Minh
- Tham quan & Du ngoạn Sài Gòn
- Tổng quan du lịch Sài Gòn
- Thông xe toàn tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
- Địa đạo Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
- Thú vui câu cá người Sài Gòn