1. Tin hàng không mới nhất 2. Ẩm thực 3. Du lịch
--------------------------------------------------------------------
vé máy bay đi Hà Nội
vé máy bay đi Sài Gòn
vé máy bay đi Đà Nẵng
Vé máy bay đi Huế
-------------------------------------------------------------------
Những khoảng trời xanh tuyệt đẹp nhất Việt Nam
Điểm ngắm tuyết lý tưởng tại Việt Nam
5 Cù lao biển đẹp nhất Việt Nam
Các bãi biển đẹp của VIỆT NAM
4 thành phố của Việt Nam có mặt trong bẳng xếp hạng điểm du lịch hấp dẫn Châu Á.
Khởi động "Năm du lịch MALAYSIA 2014" tại Việt Nam
Quán ăn vỉa hè Việt Nam là "thiên đường"
Việt Nam lọt vào top 20 điểm đến để sống tốt nhất thế giới
------------------------------------------------------------------------------
Các cách để tìm bạn gái trong chuyến du lịch
Cách tán tỉnh trên máy bay
Khám phá chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama
Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin
Chuyên cơ của Tổng thống Nga có uy lực 'làm mù mắt' tên lửa đối phương như thế nào?
Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Các cách khiến thời gian quá cảnh tại sân bay trôi nhanh
Lý do mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh
Thời kỳ tiền Thăng Long
Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn
hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải
tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công Nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây.
Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa:
Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Những cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới.
Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thế kỷ 3 trước Công Nguyên, trong cuộc chiến
với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15
km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội.
Thất bại của Thục Phán đầu thế kỷ 2 trước Công Nguyên đã kết thúc giai đoạn độc lập của Âu Lạc, bắt đầu giai đoạn một ngàn năm
do các triều đại phong kiến Trung Hoa thống trị. Thời kỳ nhà Hán, Âu Lạc cũ được chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật
Nam, Hà Nội khi đó thuộc quận Giao Chỉ. Vắng bóng trong sử sách suốt năm thế kỷ đầu, đến khoảng năm 454–456 thời Lưu Tống,
Hà Nội mới được ghi lại là trung tâm của huyện Tống Bình. Năm 544, Lý Bí nổi dậy chống lại nhà Lương, tự xưng hoàng đế, đặt
quốc hiệu là Vạn Xuân. Người cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử tới đóng đô ở Cổ Loa, nhưng nền độc lập này chỉ kéo dài tới năm 602.
Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên
tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo
truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất
Long Đỗ. Thế kỷ 10, sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.
Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh
Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một truyền thuyết phổ biến, khi tới
Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long. Kinh thành Thăng Long khi đó giới
hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam. Khu hoàng thành được xây dựng
gần hồ Tây với cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị. Phần còn lại của đô thị là những khu dân cư, bao gồm các phường
cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ngay trong thế kỷ 10, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được xây dựng, chùa
Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm
1076... Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia.
Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, kinh thành Thăng Long tiếp tục được xây dựng. Hoàng thành được củng cố và xuất hiện
thêm những cung điện mới. Năm 1230, Thăng Long được chia thành 61 phường, kinh thành đông đúc hơn dù địa giới không thay
đổi.
Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện của những cư dân ngoại quốc, như người Hoa, người Java và người Ấn Độ. Nền
kinh tế công thương nghiệp cũng sản sinh tầng lớp thị dân và Thăng Long còn là nơi quy tụ của nhiều học giả, trí thức như Hàn
Thuyên, Lê Văn Hưu, Chu Văn An...
Trong cuộc chiến tranh với nhà Nguyên, kinh thành Thăng Long ba lần bị chiếm giữ nhưng đều kết thúc trong chiến thắng của Đại Việt. Cuối thế kỷ 14, thời kỳ nhà Trần suy vi, một quý tộc ngoại thích là Hồ Quý Ly thâu tóm quyền
lực, ép vua Trần chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới
mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô. Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm
1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt
đầu từ năm 1407 và kéo dài tới năm 1428.
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô cũng lấy lại vị thế kinh thành. Năm 1430, thành phố
được đổi tên thành Đông Kinh, đến 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở
rộng. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Thời kỳ này, đứng đầu
bộ máy hành chính là chức Phủ doãn. Thành phố tiếp tục một thời kỳ của những phường hội buôn bán, tuy bị hạn chế bởi tư tưởng
ức thương của nhà Lê.Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh
đô. Sự phức tạp của chính trị thời kỳ này cũng đem lại cho thành phố một điểm đặc biệt: Bên cạnh hoàng thành của vua Lê, phủ
Chúa Trịnh được xây dựng và là trung tâm quyền lực thực sự. Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị
Thăng Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống. Câu ca Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến nói lên
sự sầm uất giàu có của thành phố, giai đoạn này còn có tên gọi khác là Kẻ Chợ. Nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes
ước tính dân số Thăng Long khi đó khoảng 1 triệu người. William Dampier, nhà phiêu lưu người Anh, đưa ra con số thường được
xem hợp lý hơn, khoảng 2 vạn nóc nhà.
Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra miền Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh, chấm dứt hai thế kỷ chia cắt Đàng Trong – Đàng
Ngoài. Sau khi Nguyễn Huệ cùng quân Tây Sơn quay về miền Nam, năm 1788, nhà Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt. Tại Phú
Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi ngày 22 tháng 12 năm 1788 rồi đưa quân ra Bắc. Sau chiến thắng ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, nhà Tây
Sơn trị vì Đại Việt với kinh đô mới ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành, tức Bắc Bộ ngày nay.[34]
Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc
Triều đại Tây Sơn sụp đổ sau một thời gian ngắn ngủi, Gia Long lên ngôi năm 1802 lấy kinh đô ở Phú Xuân, bắt đầu nhà Nguyễn.
Năm 1805, Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng thành mới mà dấu vết còn lại tới ngày nay, bao bọc bởi các
con đường Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Trần Phú và Phùng Hưng. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng,
toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh Hà Nội.[35] Với hàm nghĩa nằm trong sông, tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ,
15 huyện, nằm giữa sông Hồng và Sông Đáy.Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng
Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm. Phủ Thường Tín gồm
3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên. Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài An (nay là phía nam
Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức (Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai). Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý
Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nội có tên gọi bắt đầu từ đây.
Cầu Thê Húc
Nền kinh tế Hà Nội nửa đầu thế kỷ 19 cũng khác biệt so với Thăng Long trước đó. Các phường, thôn phía Tây và Nam chuyên về
nông nghiệp, còn phía Đông, những khu dân cư sinh sống nhờ thương mại, thủ công làm nên bộ mặt của đô thị Hà Nội. Bên cạnh
một số cửa ô được xây dựng lại, Hà Nội thời kỳ này còn xuất hiện thêm những công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đền Ngọc Sơn,
chùa Báo Ân...
.
Năm 1858, Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Đông Dương. Sau khi chiếm ba tỉnh Đông Nam Kỳ, quân đội Pháp dưới sự chỉ đạo
của Francis Garnier tiến đến Hà Nội đầu tháng 11 năm 1873. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, nhưng dân chúng Hà Nội vẫn
tiếp tục chống lại người Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Năm 1884, Tự Đức ký hòa ước công nhận
sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội cũng bước vào thời kỳ thuộc địa.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có
diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực
Phố Huế, Đại Cồ Việt, Khâm Thiên, Giảng Võ, Đường Thụy Khuê, Hồ Tây đến cầu Long Biên. 3 phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng
Hòa thuộc về tỉnh Hà Đông. Phủ Lý Nhân tách ra tạo thành tỉnh Hà Nam.
Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Nhờ sự quy hoạch của người Pháp, thành phố dần có
được bộ mặt mới. Lũy thành thời Nguyễn dần bị triệt hạ, đến năm 1897 hầu như bị phá hủy hoàn toàn,chỉ còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc
với vết đạn năm 1873, Đoan Môn và lan can rồng đá ở trong hoàng thành cũ. Năm 1901, các công trình phủ Thống sứ, Nhà bưu
điện, Kho bạc, Nhà đốc lý, Nhà hát lớn, Cầu Long Biên, Ga Hà Nội, những quảng trường, bệnh viện... được xây dựng. Hà Nội cũng
có thêm trường đua ngựa, các nhà thờ Cơ Đốc giáo, trường Đại học Y khoa, Đại học Đông dương, Đại học Mỹ thuật, các trường
Cao đẳng Pháp lý, Nông lâm cùng những nhà máy sản xuất rượu bia, diêm, hàng dệt, điện, nước... Khi những nhà tư bản người
Pháp tới Hà Nội ngày một nhiều hơn, các rạp chiếu phim, nhà hát, khách sạn... dần xuất hiện, những con phố cũng thay đổi để phù
hợp với tầng lớp dân cư mới.Vào năm 1921, toàn thành phố có khoảng 4.000 dân châu Âu và 100.000 dân bản địa.
Sự xuất hiện của tầng lớp tư sản Việt Nam khiến văn hóa Hà Nội cũng thay đổi. Nền văn hóa phương Tây theo chân người Pháp du
nhập vào Việt Nam kéo theo những xáo trộn trong xã hội. Không còn là một kinh thành thời phong kiến, Hà Nội ít nhiều mang dáng
dấp của một đô thị châu Âu. Thành phố vẫn tiếp tục giữ vai trò trung tâm tri thức, nghệ thuật của cả quốc gia, nơi tập trung các nhà
thơ mới, những nhạc sĩ tân nhạc cùng những trí thức, học giả nổi tiếng.
Trong hai cuộc chiến tranh
Giữa thế kỷ 20, Hà Nội chịu những biến cố phức tạp của lịch sử. Sự kiện Nhật Bản tấn công Đông Dương năm 1940 khiến Việt
Nam phải nằm dưới sự cai trị của cả đế quốc Pháp và Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại Hà Nội, quân đội Nhật đảo chính Pháp.
Nhưng chỉ năm tháng sau, quốc gia này phải đầu hàng quân Đồng Minh, kết thúc cuộc Thế chiến thứ hai. Vào thời điểm thuận lợi
đó, lực lượng Việt Minh tổ chức cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, giành lấy quyền lực ở Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô Hà
Nội.
Hà Nội năm 1973
Cuối năm 1945, quân đội Pháp quay lại Đông Dương. Sau những thương lượng không thành, Chiến tranh Đông Dương bùng nổ
vào tháng 12 năm 1946 và thành phố Hà Nội nằm trong vùng kiểm soát của người Pháp. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ
giúp những người Việt Minh lấy lại miền Bắc Việt Nam, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào thời
điểm được tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân.
Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Hà Nội nhiều lần thay đổi về hành chính và địa giới. Năm 1958, bốn quận nội thành bị
xóa bỏ và thay bằng 12 khu phố. Năm 1959, khu vực nội thành được chia lại thành 8 khu phố, Hà Nội cũng có thêm 4 huyện ngoại
thành. Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sát nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc và Hưng Yên. Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.
Khi cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang, Hà Nội phải hứng chịu những cuộc tấn công trực tiếp từ Hoa Kỳ. Riêng trong chiến dịch
Linebacker II năm 1972, trong khoảng 2.200 người dân bị thiệt mạng ở miền Bắc,số nạn nhân ở Hà Nội được thống kê là 1.318
người. Nhiều cơ quan, trường học phải sơ tán tới các tỉnh lân cận.
Hà Nội đương đại
Sau chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt
Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã
Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người.
Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ,
21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phú.Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km². Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ra Nghị
định 69/CP thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc
quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Ngày 26 tháng 11 năm 1996,
Chính phủ ra Nghị định 74/CP thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường: Thanh
Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn
Trãi, 98,4ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa, toàn bộ diện tích tự nhiên và
dân số của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì; cũng trong Nghị định này quyết định thành
lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã:
Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định 132/2003/NĐ-CP thành
lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng,
Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm, cũng
trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Định Công, Đại
Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện
Thanh Trì, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận
Hai Bà Trưng.
Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị
hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội ô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự
phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy
tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống
trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người.
Toàn cảnh Hà Nội.
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao
thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các
con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại
thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.Ngoài ra, hiện Hà Nội là một trong những thành
phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á và là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, hàm lượng bụi ở đây cao gấp nhiều lần mức
cho phép. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa
giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh
của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số
khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất
thế giới.Ngày 8 tháng 5 năm 2009, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây được
chuyển thành thị xã Sơn Tây. Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để lại dấu ấn trong
lòng người dân và bạn bè quốc tế. Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lễ hội Thánh Gióng đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhiều công trình quan trọng như cầu Vĩnh Tuy, bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa
Bình... đã được khánh thành. Năm 2010 Hà Nội cũng đạt được những kết quả khả quan trọng trong phát triển kinh tế. GDP tăng
11%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ đạt 2.000 Đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt 100.000 tỷ đồng. Hà Nội đã tổ
chức thành công đại hội Đảng bộ lần thứ 15 với mục tiêu tới năm 2015 phát triển thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại,
trung tâm hành chính chính trị quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế và giao lưu quốc tế, trung tâm văn hóa giáo dục y tế của cả Việt
Nam. Thành phố phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 4.300 Đô la Mỹ vào năm 2015. Tính tới ngày 30 tháng 10 năm 2010, dân
số toàn thành phố là 6,913 triệu người (tổng kiểm tra hộ khẩu trên địa bàn). Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết
132/NQ-CP chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 17 tháng 6 năm 1999. Năm 2000, Chủ tịch nước Trần
Đức Lương đã tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào ngày 4 tháng 10. Với tuổi đời hơn 1000 năm, Hà
Nội chính là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á