1. Tin hàng không mới nhất 2. Ẩm thực 3. Du lịch
--------------------------------------------------------------------
vé máy bay đi Hà Nội
vé máy bay đi Sài Gòn
vé máy bay đi Đà Nẵng
Vé máy bay đi Huế
-------------------------------------------------------------------
Những khoảng trời xanh tuyệt đẹp nhất Việt Nam
Điểm ngắm tuyết lý tưởng tại Việt Nam
5 Cù lao biển đẹp nhất Việt Nam
Các bãi biển đẹp của VIỆT NAM
4 thành phố của Việt Nam có mặt trong bẳng xếp hạng điểm du lịch hấp dẫn Châu Á.
Khởi động "Năm du lịch MALAYSIA 2014" tại Việt Nam
Quán ăn vỉa hè Việt Nam là "thiên đường"
Việt Nam lọt vào top 20 điểm đến để sống tốt nhất thế giới
------------------------------------------------------------------------------
Các cách để tìm bạn gái trong chuyến du lịch
Cách tán tỉnh trên máy bay
Khám phá chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama
Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin
Chuyên cơ của Tổng thống Nga có uy lực 'làm mù mắt' tên lửa đối phương như thế nào?
Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Các cách khiến thời gian quá cảnh tại sân bay trôi nhanh
Lý do mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh
Nghiên mực - Tháp Bút trong quần thể di tích đền Ngọc Sơn ở hồ Gươm
Ngay tại lớp cổng thứ ba từ ngoài đường Đinh Tiên Hoàng đi vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ nhìn thấy trên cổng có 2 chữ nghiễn đài (tức là đài nghiên).
Nghiên mực nằm trên lớp cổng thứ ba vào đền Ngọc Sơn.
Bên dưới 2 chữ đó là một bức cuốn thứ có 64 chữ đắp nổi. Nếu ngước nhìn lên cao một chút, người xem sẽ thấy một khối đá sẫm màu. Đó chính là nghiên mực. Như vậy, nghiên mực được đặt trên Đài nghiên, là một biểu tượng văn chương tương xứng với Tháp bút.
Bức ảnh tư liệu chụp cổng thời Pháp thuộc.
Trong 2 cuốn sách: Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã mô tả khá cụ thể về đài nghiên. Theo đó, cụ Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa lớn của Hà Nội - tổ chức quyên góp trùng tu lại khu vực đền Ngọc Sơn vào năm 1865. Tại đây, cụ đã cho xây dựng thêm đình Trấn Ba, đài Nghiên và tháp Bút. Như vậy, tháp Bút và đài Nghiên có 148 tuổi tính tới năm 2013.
Trên nóc cổng, nghiên mực được đặt trên một trụ khối hình hộp.
Do đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương - vị thần coi về văn chương khoa cử - nên đường vào đền có các biểu tượng tháp Bút và đài Nghiên là điều dễ hiểu. Cũng theo cuốn sách trên, nghiên mực được tạc từ một tảng đá xanh, hình quả đào cắt bổ dọc, khoét lõm lòng chảo. Bề dài quả đào là 0,97m, bề ngang 0,8m, nghiên cao 0,3m, chu vi 2m. Có 3 con cóc đội nghiên tựa như 3 chiếc chân kiềng.
Nghiên mực được đặt trên 3 con cóc bằng đá.
Đặc biệt, trên thân của nghiên mực có khắc một bài minh do cụ Nguyễn Văn Siêu soạn, với ý nghĩa hàm súc. Nội dung được chép lại ở bức cuốn thư 64 chữ trên cổng.
Nghiên mực hình quả đào bổ dọc.
Dưới đây là một bản dịch: “Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông, không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao, không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá. Ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không”.
Hằng ngày, nhiều du khách tới đây nhưng không để ý tới chiếc nghiên mực bằng đá cổ nằm trên này.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, cụ Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) có tên hiệu là Phương Đình, người làng Lủ (Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội). Cụ Nguyễn Văn Siêu đậu Phó bảng năm 1838, vào Huế làm quan, đi sứ nhà Thanh, sau đó được Vua Tự Đức bổ làm án sát ở Hưng Yên...
Mặt của nghiên mực được khoét lõm.
Năm 55 tuổi, cụ dâng sớ từ quan về mở trường dạy học (trường Phương Đình, nay ở phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bức cuốn thư với 64 chữ chép lại từ bài minh ghi trên nghiên mực.
Liên quan tới chiếc nghiên mực trên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã có một ý kiến khá độc đáo. Theo đó, ông không đồng tình với quan điểm của một số người cho rằng: Cứ sáng ngày mùng năm tháng năm âm lịch, khi mặt trời mọc thì bóng của ngòi bút trên đỉnh tháp Bút sẽ chấm đúng vào lòng nghiên mực!
Những nét chữ khắc đẹp, tuy nhiên hình như có chỗ bị đục bỏ.
Trong cuốn Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc giải thích: “Thật hoang đường! Trong thực tế, không bao giờ có sự kiện thiên văn ấy. Vì mặt trời chuyển động trên vòm trời, tức là chuyển động biểu kiến, được 1 vòng mất 365,2422 ngày.
Cóc đội nghiên mực, có lẽ liên quan tới "thầy đồ cóc" trong tranh dân gian Đông Hồ.
Một năm dương có 365 hoặc 366 ngày, tùy theo năm đó là năm nhuận hay không nhuận. Một năm lịch âm, nếu là năm thường có 354 ngày hay 355 ngày; còn nếu là năm nhuận thì có 383 hay 384 ngày.
Nếu như lúc mặt trời mọc, đỉnh ngọn tháp Bút mà chấm đúng vào giữa lòng nghiên mực vào một ngày nào đó, thì phải đúng một năm dương sau, hiện tượng đó mới lặp lại và một năm sau nữa mới lại như vậy.
Cái nghiên mực cũng rộng, nên việc đó có thể lệch đi một hay hai ngày, nhưng không thể lệch đi 1 tháng. Bởi thế, việc đó nếu xảy ra vào một ngày cố định trong năm thì chỉ có thể theo lịch dương vì độ dài các năm khác nhau 1 ngày, không thể theo lịch âm vì độ dài các năm có thể khác nhau đến 1 tháng (29 hay 30 ngày).
Và như vậy, không thể nào có hiện tượng cứ mùng năm tháng năm lịch âm, mặt trời lại chiếu rọi đỉnh ngọn tháp Bút vào đúng lòng nghiên đá được. Cho nên, chỉ có thể coi đây là chuyện "nói trạng" mà thôi”.