1. Tin hàng không mới nhất 2. Ẩm thực 3. Du lịch
--------------------------------------------------------------------
vé máy bay đi Hà Nội
vé máy bay đi Sài Gòn
vé máy bay đi Buôn Mê Thuật
vé máy bay đi Dak Lak
vé máy bay đi Pleiku
vé máy bay đi Đà Lạt
------------------------------------------------------------------------------
Các cách để tìm bạn gái trong chuyến du lịch
Cách tán tỉnh trên máy bay
Khám phá chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama
Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin
Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Các cách khiến thời gian quá cảnh tại sân bay trôi nhanh
Lý do mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh
10 nước có giá vé máy bay rẻ nhất thế giới
--------------------------------------------------------------------------------
Hà Nội nổi tiếng với những tập tục và lề thói ăn uống, những lề thói đó đã hình thành nên một nét văn hóa ẩm thực tinh tế không nơi nào có được. Nhưng yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp ẩm thực của vùng đất Kẻ Chợ chính là sự tồn tại của các làng nghề ẩm thực độc đáo nơi đây.
Người Hà Nội không chỉ tinh tế trong cách thưởng các món ngon mà còn khéo léo trong cả cách chế biến món ăn và tự “sản xuất” nên các nguyên liệu góp phần hình thành món ngon đó. Chính vì vậy, sự tinh tế, cầu kì của người Hà Nội đã “thổi hồn” vào tất cả các khâu trong quá trình chế biến món ăn. Dễ hiểu tại sao, các món ăn của người Hà Nội dù là bình dân, vỉa hè, sang trọng cũng đạt đủ tiêu chuẩn về sắc, hương, vị.
Đã “yêu” ẩm thực Hà Nội ai mà lại không biết đến những làng nghề ẩm thực nổi tiếng của vùng đất Kinh Kỳ: bún Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, giò Chèm, nem Vẽ, … Chính những địa danh giản dị này đã ghi tên để tạo nên một bản đồ ẩm thực phong phú và riêng có của ẩm thực Hà thành. Nhờ tài khéo léo tạo nên những nguyên liệu, những món ăn nổi tiếng của người dân vùng đó đã khiến cho cái tên Phú Đô, Chèm, Tứ kỳ... chẳng có gì đặc biệt cũng lại dễ nhớ đến lạ lùng…
Hiếm có thành phố nào lại có nhiều làng nghề, nhiều con đường gắn liền với những cái tên gợi hồn “ăn uống” như ở Hà Nội: Phố Chả Cá, phố Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đường…
Cũng có những con phố mà chỉ cần nghe đến tên người ta đã liên tưởng ngay đến món ngon đặc trưng của con phố đó: Bún chả – Hàng Mành, café – Hàng Hành, bánh tôm – Tây Hồ, bánh cuốn – Thanh Trì, giò Chèm nem Vẽ, bánh dày Quán Gánh… Nó quen thuộc và gắn liền thành những cặp đôi khiến người ta tưởng nó như một lẽ tự nhiên, vốn sinh ra đã có rồi.
Sự độc đáo của các làng nghề chính là ở chỗ, cũng là món đó nhưng những nguyên liệu, sản phẩm chỉ trở thành đặc sản nếu nó được ra đời trên vùng đất, dưới bàn tay của những người dân ở làng nghề đó. Ví như, húng Láng chỉ có hương vị độc đáo khi được trồng trên đất Láng. Cũng có khi, từ những những nguyên liệu đời thường nhưng đã được bàn tay tài hoa cộng với tâm hồn tinh tế của người Hà Nội đã biến những món ăn trở thành những tác phẩm nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác…
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những cái tên làng, tên phố bình dị đó vẫn đủ sức gợi nhớ trong lòng người xa xứ, bởi những hương vị đặc biệt không trộn lẫn và không dễ tìm thấy ở chốn khác