1. Tin hàng không mới nhất 2. Ẩm thực 3. Du lịch
--------------------------------------------------------------------
vé máy bay đi Hà Nội
vé máy bay đi Sài Gòn
vé máy bay đi Buôn Mê Thuật
vé máy bay đi Dak Lak
vé máy bay đi Pleiku
vé máy bay đi Đà Lạt
------------------------------------------------------------------------------
Các cách để tìm bạn gái trong chuyến du lịch
Khám phá chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama
Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin
Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Các cách khiến thời gian quá cảnh tại sân bay trôi nhanh
Lý do mở màn cửa sổ khi máy bay cất và hạ cánh
10 nước có giá vé máy bay rẻ nhất thế giới
--------------------------------------------------------------------------------
Người đứng đầu ngành Giao thông cho biết chủ trương chia tách Jetstar khỏi Vietnam Airlines đã có, nhưng đó là kế hoạch dài hạn.
Hiện là hai hãng hàng không chung một nhà, Vietnam Airlines và Jetstar Airlines từng trải qua hai lần nhập vào và một lần tách ra. Lần đầu tiên vào năm 1995, Jetstar Pacific được nhập vào Vietnam Airlines dưới tên Pacific Airlines. Lần thứ hai vào năm 2012, Vietnam Airlines tiếp nhận gần 70% phần vốn của Jetstar Pacific từ Tổng công ty Đầu tư vốn và kinh doanh Nhà nước (SCIC).
Trong bản kế hoạch phát triển 5 năm tới của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific luôn là một bộ phận không thể tách rời. Tuy nhiên, với các nhà quản lý, việc tách hãng hàng không giá rẻ ra khỏi Vietnam Airlines chỉ là vấn đề thời gian.
Trao đổi với VnExpress, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cho biết chủ trương đã có từ lâu và việc chia tách sẽ diễn ra "không sớm thì muộn". Cũng giống như một dạng cổ phần hóa, Jetstar sẽ được tách bằng cách bán cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Hiện tại Nhà nước - Vietnam Airlines đang nắm giữ gần 70% cổ phần tại hãng hàng không giá rẻ này.
Theo Bộ trưởng Thăng, việc tách Jetstar ra khỏi Vietnam Airlines sẽ giúp thị trường vận tải hàng không công cộng của Việt Nam có ít nhất 3 hãng, làm tăng tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả, có nhiều mức để người dân lựa chọn.
Tuy nhiên, lộ trình chia tách sẽ còn phải cân nhắc vì sau những khó khăn tài chính thời gian qua, Jetstar Pacific vẫn cần đến sự hỗ trợ lớn của Vietnam Airlines. Trước mắt, hãng cần xử lý tình trạng thua lỗ để hoạt động bình thường. "Theo kế hoạch, năm nay Jetstar Pacific sẽ hết lỗ rồi sau đó tính tiếp", Bộ trưởng cho biết.
Nói về chủ trương chia tách, người đứng đầu Jetstar Pacific, Tổng giám đốc Lê Hồng Hà nhận định đúng là để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, rõ ràng cần có sự độc lập giữa các hãng hàng không. Tuy nhiên, khi thị trường liên tục biến đổi, các hãng trong và ngoài nước hiện vẫn trong quá trình tìm một hướng đi dựa vào thế mạnh riêng của mình.
Theo ông, hiện nay xu hướng của các "ông lớn" châu Á là một hãng truyền thống có hàng không giá rẻ đi kèm. Ví dụ, hãng Qantas của Australia có công ty con là Jetstar; Singapore Airlines mới đây thành lập hai hãng giá rẻ là Silk Air và Scoot; Thai Airways giành lại quyền kiểm soát Nok Air và mở thêm Thai Smile. Việc kết hợp giữa hai loại hình hàng không trong cùng một tổ hợp sẽ giúp hãng cạnh tranh được với các đối thủ ở tất cả các phân khúc từ thu nhập cao, trung bình và thấp.
Tương tự, trong báo cáo tài chính mới công bố trước thềm IPO, Vietnam Airlines cũng chung nhận định rằng khi có Jetstar Pacific, Vietnam Airlines có thể thực hiện chiến lược "thương hiệu kép", với Vietnam Airlines chiếm lĩnh khách doanh thu cao và trung bình, còn Jetstar chiếm lĩnh phân khúc khách doanh thu thấp. Trong định hướng kế hoạch đầu tư của Vietnam Airlines, vẫn có một phần dành để tăng vốn tại Jetstar Pacific.
Nói về tình hình kinh doanh, ông Lê Hồng Hà cho biết trong những năm qua, hãng chưa tập trung mở rộng quy mô để chú trọng vào việc ổn định hệ thống, nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển chắc chắn hơn. Kể từ khi thành lập vào năm 1991, chưa năm nào Jetstar có lãi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lỗ đang giảm dần và hãng dự kiến sẽ hết lỗ trong ngắn hạn.
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Jetstar Pacific từ 2008 đến 2013
Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Hệ số sử dụng ghế 82% 88% 91% 91% 91% 90%
Doanh thu thuần 1.508 1.775 2.077 2.588 2.581 2.656
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(không bao gồm chi phí trả tàu và bảo hiểm xăng dầu) -394 -204 -203 -437 -213 -109
Chi phí trả tàu bay 105 190 165
Bảo hiểm xăng dầu 153 390
Lợi nhuận sau thuế -547 -699 -203 -437 -404 -274
(đơn vị: tỷ đồng)
Là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, Jetstar Pacific được thành lập vào năm 1991. Trải qua nhiều lần thay đổi về cổ đông, hiện Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines có vốn điều lệ 1.867,4 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn của Vietnam Airlines là 1.266,6 tỷ đồng, chiếm 67,83%. Tập đoàn Qantas của Australia giữ 30%.
Theo báo cáo về kinh doanh 5 năm trước cổ phần hóa của Vietnam Airlines, dù lỗ kéo dài nhưng tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA của Jetstar Pacific tăng dần từ -87% lên -67%. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là âm 274 tỷ đồng, so với con số 437 tỷ đồng hai năm trước đó. Trong hai năm 2012 và 2013, Jetstar tốn nhiều chi phí cho việc trả máy bay khi hãng cơ cấu lại đội tàu bay, chuyển sang dùng một loại duy nhất là A320. Sau 2013, dự kiến số lỗ nói trên sẽ còn giảm mạnh vì hãng không còn tốn chi phí cho hoạt động này.
Sau khi xuất hiện hãng hàng không giá rẻ thứ hai là Vietjet Air, thị phần vận chuyển của Jetstar giảm từ 17% năm 2011 xuống còn khoảng 15% trong năm 2013. Mặc dù vậy, hệ số sử dụng ghế của hãng vẫn ở mức cao, liên tục từ 90% trở lên.
Đại diện của hãng hàng không Vietjet, đơn vị đang nắm giữ 26% thị phần trên thị trường nội địa cho biết họ không ngại nếu Jetstar được tách ra thành một hãng độc lập. "Có cạnh tranh thì mới có phát triển. Nếu Việt Nam có 3 hãng hàng không độc lập thì hành khách sẽ càng có thêm nhiều sản phẩm để lựa chọn", một thành viên trong Hội đồng quản trị của Vietjet Air nói.