Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Các nhân vật tiêu biểu liên quan đến Hải Phòng

Dưới đây là danh sách những nhân vật tiêu biểu là những người đã sinh ra tại Hải Phòng, có quê quán (nguyên quán) ở Hải Phòng cũng như những người từ địa phương khác tới sinh sống và làm việc trong nhiều năm trên miền đất cửa biển.

 

Ngoài ra, miền đất Hải Phòng đã được nhắc đến một cách gián tiếp trong những ghi chép của các nhà thám hiểm hàng hải phương Tây (sớm nhất là tác phẩm Voyages and Discoveries của William Dampier xuất bản năm 1688) thông qua hai địa danh là Batsha (còn được viết là Batsham, Batshaw) và Domea (nằm trong khu vực duyên hải giữa Đồ Sơn-Kiến Thụy-Tiên Lãng ngày nay, vốn thuộc đất Dương Kinh dưới triều Mạc ở thế kỷ 16). Hiện tượng thủy triều đặc biệt ở Batsha trong nhiều thế kỷ đã từng thu hút sự quan tâm của nhiều tên tuổi xuất chúng trong lịch sử khoa học như Edmond Halley, Isaac Newton, Pierre-Simon Laplace, Thomas Young

 

Chính trị gia, nhà hoạt động cách mạng, tướng lĩnh

 

Cao Đài Tam Thánh ký hòa ước: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lê Chân (? - 43) nữ tướng, giữ chức Chưởng quản binh quyền nội bộ dưới thời Hai Bà Trưng và là Thành hoàng của Hải Phòng

Trương Nữu (737 - 791) đại tướng quân thời Phùng Hưng chống ách đô hộ của nhà Đường

Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) thiền sư (sống và qua đời tại trang Dưỡng Chân, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên)

Vũ Hải (1252 - 1288) tướng nhà Trần chống Nguyên Mông, có công chém đầu tướng địch Toa Đô ở trận Tây Kết

Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) tướng nhà Lê sơ, vua sáng lập ra triều đại nhà Mạc

Mạc Đăng Doanh tức Mạc Thái Tông, vua thứ hai của triều Mạc, con trai trưởng của Thái Tổ Mạc Đăng Dung

Mạc Kính Điển quan phụ chính, tướng nhà Mạc, con thứ của Thái Tông Mạc Đăng Doanh

Mạc Cảnh Huống tướng của Nguyễn Hoàng, công thần khai quốc triều chúa Nguyễn, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển

Phạm Tử Nghi tướng nhà Mạc

Trần Cảo (tướng khởi nghĩa) lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Lê sơ

Nhữ Văn Lan (1443 - 1523) Tiến sĩ (1463), giữ chức Thượng thư bộ Hộ dưới triều Lê Thánh Tông

Lê Ích Mộc (1458 - 1538) Trạng nguyên (1502), giữ chức Tả thị lang dưới triều Lê sơ

Trần Tất Văn (? - ?) Trạng nguyên (1526), giữ chức Thượng thư dưới triều Mạc

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình

Phạm Đình Trọng (1714 - 1754) Tiến sĩ (1739), giữ chức Thượng thư bộ Binh, tước Hải Quận Công dưới thời Lê Trung Hưng

Nguyễn Hữu Cầu lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ 18 (dựng căn cứ ở Đồ Sơn)

Nguyễn Đình Thân (1552-1633), tướng chúa Nguyễn, tước Đô Thắng hầu, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng ở đất Thuận Quảng

Nguyễn Khoa Đăng quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)

Nguyễn Khoa Chiêm quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)

Nhữ Đình Toản quan nhà Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh), hậu duệ của Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan

Bùi Viện nhà ngoại giao, người có công đầu kiến thiết bộ mặt đô thị cảng Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 19

Nguyễn Hữu Tuệ (1871 - 1938) tên thường gọi là Lý Tuệ, chí sĩ yêu nước trong phong trào Đông Du

Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) nhà cách mạng, hoạt động cách mạng và hy sinh ở Hải Phòng (quê gốc Thái Bình)

Tô Hiệu (1912 - 1944) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (quê gốc Hưng Yên)

Bùi Đình Đổng (1911 - 1973) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Chủ sự Ty Liêm phóng Hải Phòng năm 1945, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc kỳ cựu của Nhà máy Xi măng Hải phòng.

Hoàng Mậu (1907 - 1990) là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Vũ Quốc Uy (1920 - 1994) là nhà hoạt động cách mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải phòng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời năm 1945, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1946 và năm 1955.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng năm 1946, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hải phòng.

Lê Quang Tuấn là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn Năng Hách là nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hải dương, Khu ủy viên Khu Tả ngạn, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu Tả ngạn, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đặng Văn Minh tức Trần Kiên là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng những năm 60, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Lê Quốc Thân nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đỗ Chính nhà hoạt động cách mạng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Hải sản.

Đặng Toàn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.

Nguyễn Hồng Cẩn nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Kiến An trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Chính ủy Trung đoàn 550, Tham mưu phó Quân khu Tả ngạn. Giám đốc Sở Công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng năm 1968 - 1974. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản kiêm Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex.

Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Đỗ Mười nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Trưởng ban chỉ đạo Tiếp quản Hải phòng 300 ngày.
Lương Khánh Thiện nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thời kỳ tiền khởi nghĩa

Tô Quang Đẩu nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An

Tô Thiện nguyên Phó bí thư Thành ủy Hải phòng

Lê Quang Đạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1945.

Tô Duy nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải Phòng

Hoàng Hữu Nhân nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng

Bùi Quang Tạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cuối thập niên 70, Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Trần Đông nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1977 - 1979, Giám đốc Công an Hải phòng 16 năm.

Đỗ Quế Lượng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1997.

Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995) Thiếu tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Đỗ Văn Tài (1932 - 2010) nhà ngoại giao, Đại sứ.

Lưu Văn Lợi nhà ngoại giao, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Đoàn Duy Thành (1929 -) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

Tô Huy Rứa nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng,

Vũ Mão nhà ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
 

Học giả, nhà khoa học, nhà giáo

 

Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) thiền sư, thầy dạy của Trần Nhân Tông

Dương Đức Nhan Tiến sĩ triều Lê sơ, tác giả của Tinh tuyển chư gia luật thi

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình

Đào Công Chính (1623 - ?) Bảng nhãn, chức Hữu thị lang bộ Lại triều Lê-Trịnh, tác giả sách y học Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu

Hải Triều nhà báo (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)

Vũ Khiêu Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, Anh hùng lao động, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Nguyễn Lân Nhà giáo nhân dân, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Nguyễn Xuân Vinh nhà khoa học không gian, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Georges Condominas (1921 - 2011) nhà dân tộc học, nhân chủng học người Pháp (sinh tại quê mẹ ở Hải Phòng)

Michel Henry (1922 - 2002) nhà triết học, tác gia người Pháp (sinh tại Hải Phòng)

Nguyễn Quang Riệu (1932 -) nhà vật lý thiên văn, nguyên Giám đốc nghiên cứu Danh dự tại CNRS (định cư tại Pháp)

Nguyễn Quang Quyền (1934 - 1997) nhà giải phẫu học, nhân trắc học

Nguyễn Quý Đạo (1937 -) nhà hóa học, giải thưởng Vinh danh nước Việt 2005 (định cư ở Pháp)

Đặng Lương Mô (1936 -) nhà khoa học vi mạch, người sáng lập ra trung tâm ICDREC, đặt nền móng cho ngành nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ở Việt Nam

Đào Trọng Thi (1951 -) nhà khoa học, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (nguyên quán ở Cổ Am, Vĩnh Bảo)

Augustine Hà Tôn Vinh nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia tư vấn quản lý tài chính

Đào Nguyên Cát Giáo sư, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam

 

Tác gia, văn nghệ sĩ

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) nhà thơ

Khái Hưng (1896 - 1947) nhà văn, cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn

Trần Tiêu (1900 - 1954) nhà văn, thành viên Tự Lực Văn Đoàn, em của nhà văn Khái Hưng

Hoàng Ngọc Phách nhà văn, tác giả tiểu thuyết Tố Tâm, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Nguyên Hồng (1918 - 1982) nhà văn, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (quê gốc Nam Định)

Thế Lữ (1907 - 1989) nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu (sống và hoạt động nghệ thuật trong nhiều năm ở Hải Phòng)

Vi Huyền Đắc nhà viết kịch

Phạm Thiên Thư nhà thơ

Nguyễn Huy Tưởng nhà văn, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Nguyễn Đình Thi nhạc sĩ, nhà thơ, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)

Thi Hoàng (1943 -) nhà thơ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)

Thanh Tùng nhà thơ, tác giả bài thơ phổ nhạc Thời hoa đỏ

Lê Anh Xuân nhà thơ, cựu học sinh Trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng

Đinh Nhu (1910 - 1945) nhạc sĩ, tác giả ca khúc tân nhạc cách mạng đầu tiên Cùng nhau đi Hồng binh

Lê Thương nhạc sĩ, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng

Hoàng Quý (1920 - 1946) nhạc sĩ, thành viên sáng lập và là trưởng nhóm Đồng Vọng

Văn Cao (1923 - 1995) nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, tác giả của Tiến quân ca, quê gốc Nam Định.

Đoàn Chuẩn (1924 - 2001) nhạc sĩ

Đỗ Nhuận (1922 - 1991) nhạc sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (sinh tại Hải Dương, lớn lên tại Hải Phòng)

Trần Chung (1927 - 2002) nhạc sĩ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (2001)

Tô Vũ nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý

Canh Thân nhạc sĩ tiền chiến, thành viên của nhóm Đồng Vọng

Ngô Thụy Miên nhạc sĩ

Lê Đại Thanh nhà thơ, nguyên Ủy viên Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1945, cha của các nghệ sĩ Lê Mai, Lê Chức

Trần Hoàn nhạc sĩ, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Hải Phòng, sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

Mai Trung Thứ (1906 - 1980) họa sĩ, nhà quay phim (định cư và qua đời ở Pháp)

Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) họa sĩ, Nhà giáo nhân dân, đồng tác giả mẫu thiết kế Quốc huy Việt Nam

Phạm Văn Khoa (1913 - 1992) đạo diễn điện ảnh, Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn của phim Chị Dậu (1980) và Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)

Nguyễn Đình Nghi (1928 - 2001) đạo diễn sân khấu, Nghệ sĩ Nhân dân, con trai của nhà thơ Thế Lữ

Đào Trọng Khánh (1940 -) đạo diễn phim tài liệu, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)

 

Diễn viên, ca sĩ

 

Trần Khánh (1931 - 1981) ca sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân (Nghệ sĩ nhân dân)

Lệ Thu (1943 -) ca sĩ

Lê Dung ca sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân (sinh tại Kiến An, lớn lên ở Quảng Ninh)

Thẩm Thúy Hằng (1941 -) diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ ưu tú, được xem là ngôi sao sáng nhất của nền điện ảnh thương mại Việt Nam thế kỷ 20

Trà Giang (1942 -) diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ Nhân dân (quê gốc Quảng Ngãi, sống và học tập trong những năm niên thiếu ở Hải Phòng)

Quang Lý (1960 -) ca sĩ, Nghệ sĩ ưu tú (Nghệ sĩ ưu tú), giảng viên Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Lực (1962 -) diễn viên điện ảnh, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú (nguyên quán ở Cổ Am, Vĩnh Bảo)

Fan Yang (1962 -) nghệ sĩ tạo hình bong bóng giữ 17 kỷ lục Guinness thế giới (sinh ra tại quê mẹ ở Hải Phòng)

Ngọc Sơn (1970 -) ca sĩ (quê gốc Quảng Nam, sinh tại Đồ Sơn)

 

Doanh nhân, nhà quản lý

 

Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) (? - 1945) doanh nhân, người sáng lập ra hãng (thương hiệu) nước mắm Vạn Vân (Cát Hải)

Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) doanh nhân, vua tàu thuỷ, hoạt động thương mại và qua đời tại Hải Phòng

Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) doanh nhân, nhà kỹ nghệ sơn (quê gốc Sơn Tây)

Đặng Thành Tâm (1964 -) doanh nhân (cựu sinh viên Đại học Hàng hải Việt Nam)

Bà Phạm Thu Hương, vợ của Phạm Nhật Vượng

 

Vận động viên thể thao

 

Nguyễn Thị Nga VĐV thể dục dụng cụ, HCV đầu tiên của TDDC Việt Nam tại một kỳ SEA Games (1997)

Phan Thị Hà Thanh (1991 -) VĐV thể dục dụng cụ, HCĐ giải vô địch TDDC thế giới (2011)

Bùi Thị Nhung (1983 -) VĐV nhảy cao vô địch châu Á năm 2003, HCV châu Á đầu tiên của điền kinh Việt Nam

Vũ Thị Nguyệt Ánh (1984 -) VĐV karatedo, HCV Asian Games năm 2006 tại Doha và 5 HCV qua các kỳ SEA Games

Nguyễn Hữu Việt (1988 -) VĐV bơi lội, HCV đầu tiên của bơi lội Việt Nam tại SEA Games (2005) kể từ SEAP Games 1959
 

Ngày đăng: 24/07/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé