Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Một vài làng nghề truyền thống ở Huế

Làng nghề nón bài thơ Tây Hồ

 

Nằm bên dòng sông Như Ý, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế), làng Tây Hồ từ lâu nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế.

Đến bây giờ, người dân Tây Hồ không còn ai nhớ nghề làm nón lá xuất hiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh.
 
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
 
 
 
Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.
 
Không chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Tây Hồ còn rất khéo léo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền, đẹp, đội mát.
 
Nghề làm nón nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi người làm nón phải cẩn thận và tỉ mỉ trong các khâu, đặc biệt là khâu chằm nón. Để có một chiếc nón đẹp thì tất cả các công đoạn đều phải được làm một cách công phu.
 
Để có lá đẹp và tốt, người làm nón phải ra chợ, tự tay chọn lá. Lá được chọn thường là lá dừa hay lá gồi có màu xanh nhẹ. Lá được ủi nhiều lần thật thẳng và thật láng. 16 vành nón được trắc thật tròn trịa. Xây và lợp lá cũng đòi hỏi tay nghề tinh tế. Người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp, để nón có thể thanh và mỏng, và đặc biệt các mũi kim phải đều, khít, sắc.
 
 
 
Làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên
 
Địa điểm: Làng Thanh Tiên thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong. Nay thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Thanh Tiên nằm vào một vị trí khá đặc biệt bên bờ nam hạ lưu sông Hương, phía bắc giáp thôn Mậu Tài, nam giáp Thế Vinh, đông giáp Vọng Trì, đông tây giáp sông Hương.
 
 
 
Theo những người cao tuổi ở Phú Mậu cho biết: nghề hoa giấy có cách đây khoảng 150 năm. Lúc đầu làm đơn giản, số lượng ít, chủ yếu là để đơm cúng ở các am miếu, trang bà, bếp thờ táo quân…
 
Ngày nay, hoa giấy không chỉ để thờ cúng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được trưng bày trong các lễ hội như Festival Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh, được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).
 
Cách đây 10 năm số người làm hoa giấy ở Thanh Tiên chiếm tỉ lệ  70 – 80% dân làng. Nay số người còn bám nghề ít hơn nhiều (trong làng còn khoảng 15 hộ). Nhiều người cho biết: Nếu làm số lượng ít (vài trăm cây) thì lời lãi chẳng là bao, hơn nữa đây là loại hàng phụ thuộc vào thời tiết, nếu gặp trời mưa sẽ bị ế ẩm. Mặt khác, hiện nay hoa giấy không cạnh tranh nổi với các loại hoa giả khác như hoa vải, hoa nhựa, hoa gỗ…đang có mặt khắp thị trường cả nước.
 
 
 
Làng nghề Phường đúc đồng
 
Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam.
 
 
 
Phường đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một công tượng đúc đồng, những người thợ đến từ nhiều nơi làm việc trong những công tượng của Chúa ở Trường Đồng. Phường đúc gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.
 
 
 
Tranh làng Sình
 
Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng.
 
Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà - một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh - một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.
Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Có thể phân làm ba loại:
 
Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm.
Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thực của Ðông Hồ). Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có lẽ tranh vẽ Táo quân). Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong.
 
Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ.
 
Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết. 
 
 
 
Tranh làng Sình có thể sánh với các dòng tranh miền Bắc (như Ðông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống), một thời đã lưu hành khắp vùng Thuận Quảng. Sình là tên nôm của làng Lại Ân, cách Huế chừng 7km về phía đông bắc. Sách Ô Châu cận lục ra đời hồi thế kỷ 16 đã nói đến Lại Ân như một địa danh trù phú.
 
Xóm Lại Ân canh gà xào xạc
Giục khách thương mua một bán mười..

Bản khắc 12 con giáp dùng để in tranh

 

Liễn làng Chuồn

 
Địa điểm: Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang
 
Hình thành: Chuồn là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ dăm trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.
 
 
 
Đặc điểm: Giấy in liễn là loại giấy để in báo, mua về phải nhuộm các màu đỏ, vàng hoặc xanh. Còn màu là các phẩm bột mua ở chợ về hòa với hồ cho dính, cũng có dùng bột điệp nhưng không để nguyên màu trắng ánh mà pha thêm màu xanh dương theo tỷ lệ 10 điệp + 1 dương để có màu sáng dịu.
 
 
 
Do có hai đoạn liễn với kích thước khác nhau nên có hai lối in ngửa hay úp ván. Liễn bông (hoa) mỗi bộ gồm có bốn con (bức) toàn cảnh họa tiết dài như bộ tranh tứ quý. Liễn chữ gồm một đại tự và câu đối. Đại tự là chữ to cần ván lớn.
 
Liễn được treo trên tường hay trên cột, chạy dọc như theo câu đối hay theo tranh tứ quý. Riêng đại tự có thể treo riêng hoặc giữa hai liễn câu đối như bức hoành cầu phúc. Đấy là lối chơi đẹp.

 

Làng gốm cổ Phước Tích

 

Làng gốm cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nằm bên dòng sông Ô Lâu xanh mát nổi tiếng với nghề làm gốm. Làng có lịch sử gần 500 năm được thành lập thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Khởi đầu làng có tên Dõng Quyết, đến triều các vua Nguyễn (1802-1945) đổi thành Phước Tích.
 
Mỗi ngôi nhà ở Phước Tích đều gắn liền lịch sử một họ tộc, gia đình nào cũng giữ được một vài cổ vật đồ gia bảo bằng đồ gỗ, gốm từ nhiều thế kỷ trước. Sau những chiếc cổng cổ vào các gia đình là hai hàng chè tàu xanh mướt dẫn vào sân gạch và một ngôi nhà rường cổ 3 gian 2 chái với kiến trúc độc đáo. Về Phước Tích, du khách tận mắt thấy bộ gốm cổ và nghe câu chuyện về làng gốm cổ 500 năm tuổi. Gốm Phước Tích làm bằng đất sét pha bùn, có mầu nâu đen.
 
 
 
Gốm Phước Tích có gam màu đơn sắc đỏ của đất nung. Nhiều sản phẩm từ hàng trăm năm nay có mặt trong mọi gia đình Huế dưới dạng các loại đồ đựng (lu, chum, độc, trình …); hay đồ nấu (om, siêu, nồi, ấm), hoặc dụng cụ sinh hoạt (bình vôi, bình hoa, đĩa…). Phước Tích hội tụ đủ các yếu tố của làng di sản, có những sản phẩm giữ vai trò ngọc oa ngự dụng dưới triều Nguyễn (1802-1945) đó là chiếc om nấu cơm cho vua ngày xưa.
 
Gốm Phước Tích hiện diện với tư cách một làng nghề truyền thống với các nghi lễ – lễ vái tổ nghề diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 11 âm lịch hằng năm tại miếu Đôi.
 
 
 
Khoảng từ 1989-1995, nghề gốm Phước Tích phát triển chậm. Sau Festival Huế 2006, 2008, nghề gốm làng dần phục hồi. Năm 2006-2007, chính quyền xã Phong Hoà và huyện Phong Điền đã đầu tư để phục hồi nghề gốm. Cộng đồng Pháp ngữ vùng Walomine – Bỉ phối hợp với Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ xây dựng lò nung nhiệt độ 1400 – 1500 oC giúp nghề gốm Phước Tích hồi sinh.
 
 
 
Làng thêu Thuận Lộc
 
So với nhiều làng nghề khác ở Thừa Thiên Huế với tuổi đời hàng trăm năm thì làng thêu Thuận Lộc có lẽ chỉ thuộc hàng cháu chắc chút chít gì đó thôi, bởi làng nghề này chính thức chào đời mới cách đây độ chừng hơn 3 thập kỷ. Ngoài ba mươi năm, vậy nhưng cuộc đời của nó cũng đã lắm những sóng gió, thăng trầm.
 
Gọi là làng, nhưng thực ra, Thuận Lộc là một phường nằm ở trung tâm thành phố Huế, không những thế, nó còn là một trong 4 phường nằm ngay trong lòng Kinh thành Huế.
 
Ðất làng thêu Thuận Lộc trong thời Nguyễn còn là cánh rừng cấm để các vua đi săn giải trí. Sau Cách Mạng, cánh rừng xơ xác dần, đến thời Mỹ-Ngụy khi chúng lập vành đai trắng quanh Huế thì dân làng trên vành đai bị dồn về đây lập thành làng mới. Dân làng Thuận Lộc này sống ô hợp và lệ thuộc vào đồng tiền Mỹ, nên sau ngày giải phóng thành bơ vơ, thất nghiệp. Thế là năm 1976 trường Võ Thị Sáu đã mở nghề thêu vào các gia đình và do đó Thuận Lộc trở thành làng thêu. Mỗi gia đình như một tổ thêu độc lập, vừa sản xuất vừa kèm nghề cho người mới.
 
 
Thêu Thuận Lộc với vải hòa sắc tinh tế và sự nhạy cảm với cái đẹp, tạo nên những chim thú, hoa, lá…hiện ra như bức tranh màu đẹp. Các đường ren ổn định như dồn hình vào vị trí thỏa đáng nhất, để rồi trong đó các mảng màu phát huy tác dụng, cuốn hút mọi người. Hàng thêu chủ yếu là khăn trải giường. Mỗi tấm thêu là một tác phẩm mỹ nghệ. Mỗi người Thuận Lộc qua bàn tay tài hoa của mình đã truyền trực tiếp cảm xúc của tâm hồn vào chỉ và vải, vẫn mẫu có sẵn mà sống động, từng hình cứ rung rung như mang theo hơi thở cuộc đời, để người dùng nó thêm trân trọng sản phẩm và trân trọng cả dân tộc ta.
 
Và chỉ dăm năm họat động, làng thêu Thuận Lộc đã được Nhà nước đánh giá xứng đáng bằng tấm huân chương lao động hạng ba. Phần thưởng cao quý ấy càng làm những người thợ thêu Thuận Lộc vươn lên tầm cao mới, càng làm đẹp thêm cho đời và làm giàu thêm cho đất nước.
 
 
 
Nghề đan lát Bao La
 
Địa điểm: Bao La là một làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre, chế tác đồ dân dụng trong nhà như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia…Làng chính nay ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ven bờ Bắc trung lưu sông Bồ. Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường Bao La mới lại phát sinh, nay là thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan lát sản phẩm tre.
 
 
 
Không ai biết nghề đan lát xuất hiện ở làng Bao La tự khi nào, chỉ biết rằng nói đến nghề đan thúng mủng thì Bao La là làng nổi tiếng từ xưa đến nay của cả vùng đất Huế. Hàng đan bằng tre, nứa của Bao La vừa đẹp vừa bền. Ngày xưa thúng mủng Bao La nổi tiếng cũng ngang hàng chiếu Bình Định:
 
“ Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột.
Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi.
Tạm tiền mua lấy vài đôi.
Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào”.

 

 

Làng kim hoàn Kế Môn

 

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phải Đông-Bắc là làng Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Nơi đây nổi tiếng có nghề kim hoàn.

Nghề kim hoàn ở làng Kế Môn ra đời vào khoảng thế kỉ XVIII. Tổ nghề là ông Cao Đình Độ và người con trai tên Cao Đình Hương. Ông Cao Đình Độ được suy tôn là Đệ nhất tổ nghề, ông Cao Đình Hương là Đệ nhị tổ nghề. Họ là những người góp công rất lớn trong việc phát triển nghề làm trang sức mĩ nghệ bằng kim loại quý ở kinh thành và xứ Đàng Trong.
 
 
 
Đình thờ ông tổ nghề kim hoàn – Kế Môn
 
 
Nghề kim hoàn ở Kế Môn là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, bao gồm ba bộ phận:
 
- Ngành trơn: là người thợ sản xuất các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều.
- Ngành đậu: thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt sản phẩm.
- Ngành chạm: chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm.
 
 
 

Bạn có thể liện hệ website của chúng tôi để book vé đi Huế hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ phòng vé:

 

 

Ngày đăng: 15/08/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé