Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Nón bài thơ Việt Nam trở thành trang phục truyền thống ấn tượng quốc tế

 

 

 

Tạp chí Du lịch Rough Guides (Anh) vừa tuyển chọn bộ sưu tập trang phục truyền thống ấn tượng thế giới, trong đó chiếc nón lá Việt Nam, còn gọi là “nón bài thơ” của xứ Huế vinh dự nằm trong bộ sưu tập.

 

 

Tạp chí Rough Guides khen ngợi Việt Nam có trang phục truyền thống thật đa dạng và độc đáo của các dân tộc – “tài sản vô giá” của đất nước cần được giữ gìn, với những trang phục công phu có thể được tìm thấy ở phía Bắc như trang phục thổ cẩm của người H’Mông hay bộ trang phục với gam màu đỏ chủ đạo của người Dao Đỏ.

 

 

 

Tại Việt Nam, bên cạnh áo dài, áo bà ba truyền thống của người Việt, “phụ kiện” trang phục truyền thống có thể bắt gặp là chiếc nón lá.

 

 

Đến Việt Nam và xứ Huế, du khách không khó để bắt gặp hình ảnh chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn của người phụ nữ Việt.

 

 

Để làm đẹp và tôn vinh thêm cho chiếc nón lá xứ Huế, các nghệ nhân còn ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá: “Ai ra xứ Huế mộng mơ/ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

 

 

Để làm ra chiếc nón lá, người thợ chằm nón xứ Huế chỉ với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Sau đó đến công đoạn nức vành và ủi lá. Để có được lá đẹp, người thợ thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng.Chiếc nón bài thơ ra đời ở Huế như một sự tình cờ: đó là vào khoảng năm 1959 - 1960, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ bằng cách, ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón.

 

 

Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Khâu (chằm) nón là công đoạn quyết định đến sự hình thành và vẻ đẹp của cả chiếc nón. Người thợ sẽ khâu từ trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng.

 

 

Và với nhiều người, lựa nón, lựa quai cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích

 

 

 

Ngày đăng: 26/02/2015
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé