Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Dự hội xứ Nghệ

Hội Vua Mai

Cứ mỗi Xuân về, vào tháng giêng, du khách về với Nam Đàn – một miền quê có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Tới Nam Đàn là chúng ta đến với vùng văn hóa đặc sắc có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng.

Hàng năm, nhân dân Nam Đàn không những tôn tạo và bảo vệ các di tích Lịch sử - Văn hóa mà còn phát huy nó bằng cách tổ chức các lễ hội trong đó có Lễ hội Đền Vua Mai.
 
 
Diễn ra trong 3 ngày: 13 đến 16 tháng giêng hàng năm để tưởng nhớ công tích của Mai Thúc Loan – Vị vua đã có công lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại ách thống trị hà khắc của nhà Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập, tự chủ ở thế kỷ VIII (722-726).
- Thông qua lễ hội, các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên sẽ hiểu rõ được cội nguồn của dân tộc, công lao đức độ của Vua Mai cùng các tướng lĩnh của ông. Các giá trị truyền thống như yêu nước, đoàn kết cộng đồng, hiếu học đã được nhắc lại và trao quyền cho các thế hệ trẻ.
Lễ hội góp phần giúp mọi người tìm hiểu, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa thông qua các di tích đền thờ, lễ hội Vua Mai, phát huy văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.  
 
 
Lễ hội đền Hoàng Mười
 
 
Đền Hoàng Mười được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) tại xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên), là nơi thờ tự các vị phúc thần có công "bảo quốc hộ dân". Đền có cảnh quan, kiến trúc đẹp, gắn với đời sống sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân.
Những năm gần đây đền được khôi phục lại khang trang bằng tiền công đức của các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh. Việc tổ chức lễ hội đền Hoàng Mười hàng năm là nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc
 
 
Tưởng nhớ công đức của các vị phúc thần, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng và du khách gần xa. Lễ hội đền Hoàng Mười năm nay được tổ chức trong hai ngày từ 25 đến 26/11/2009 gồm hai phần chính: phần lễ (lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ khai hội, lễ đại tế và lễ tạ), phần hội với đa dạng các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, đẩy gậy... và chương trình văn nghệ quần chúng của xã Hưng Thịnh
 
 
Lễ hội đền Chín Gian
 
 
 
Hội Đền chín gian là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá của người Thái vùng Tây bắc Nghệ An, Lễ hội của cả một vùng rộng lớn. Lễ hội Đền chín gian được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của đồng bào dân tộc Thái; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái; Giáo dục truyền thồng uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công lao người sáng lập bản Mường; Mở ra hướng phát triển kinh tế văn hoá du lịch của huyện
 
 
Lễ hội đền Vạn Lộc
 
 
Mỗi độ Tết đến Xuân về, thường 3 năm một lần, nhân dân vùng sông nước Cửa Lò lại long trọng tổ chức Lễ hội Đền Vạn Lộc để tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi cùng các vị thần được thờ trong đền và cầu sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu. Nhằm ôn lại không khí hào hùng một thuở, đồng thời là nhịp cầu gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai.
 
 
Mỗi độ Tết đến Xuân về, thường 3 năm một lần, nhân dân vùng sông nước Cửa Lò lại long trọng tổ chức Lễ hội Đền Vạn Lộc để tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi cùng các vị thần được thờ trong đền và cầu sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu. Nhằm ôn lại không khí hào hùng một thuở, đồng thời là nhịp cầu gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai, lễ hội Đền Vạn Lộc sẽ diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, cùng với việc tế thần, nhân dân làng Vạn Lộc còn tổ chức mở hội rước sắc và tổ chức đua thuyền truyền thống, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng tâm linh của nhân dân vùng biển Cửa Lò và du khách thập phương, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc còn là dịp để thị xã Cửa Lò tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của mình.
 
 
Hội đền Cuông
 
 
 
Hàng năm từ ngày 14-16/2 âm lịch tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An. UBND huyện Diễn Châu sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức Lễ hội đền Cuông.
Lễ hội là tâm điểm chú ý đối với mọi du khách gần xa về truyền thuyết An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu. Phát huy các giá trị văn hóa tâm linh của các năm trước đây, năm nay có sự đầu tư mới một số hạng mục công trình như khu vực để xe, nơi đón tiếp đăng ký khách vào tham quan cùng với một số hạng mục vùng lân cận mới tôn tạo như đền Mạo Sơn ở Diễn Phú, chùa Cổ Am nằm trong quần thể di tích lèn Hai Vai ở Diễn Minh. 
 
Lễ hội đền Bạch Mã
 
 
 
Hàng năm vào ngày 9,10/02 âm lịch, huyện Thanh Chương tổ chức Lễ hội đền Bạch Mã để tưởng nhớ công ơn của vị tướng Phan Đà - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV.
 
 
Hội đền Cờn
 
 
 
Tháng Giêng trẩy hội đền Cờn “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Câu ca truyền miệng ấy đã ghi nhận Đền Cờn là một trong bốn di tích nổi tiếng linh thiêng nhất của Xứ Nghệ. Đền được xây năm 1235 - đời nhà Trần, nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một vùng non nước hữu tình.
Đền Cờn gồm có đền trong và đền ngoài. Đền trong được lập nên để thờ Tứ Vị Thánh Nương tức Dương Thái Hậu - Hoàng Hậu và hai công chúa nhà Nam Tống. Đền tọa lạc trên Gò Diệc, bên bờ sông Mai, nhìn về hướng Đông Bắc. Đền ngoài thờ vua Tống Đế Bính, tướng Trương Thế Kiệt và Lục Tú Phu, tọa lạc trên núi Hùng Vương, xoãi chân ra biển. Mặt đền nhìn về hướng Đông, nơi biển cả quanh năm sóng vỗ, phong cảnh hùng vĩ và thơ mộng.
 
Đền Cờn gắn với quá trình đấu tranh giữ nước của ông cha ta, là địa chỉ tâm linh của nhân dân cả nước. Hàng năm, nhân dân Quỳnh Lưu và cả tỉnh Nghệ An cùng khách trọng tâm linh cả nước thường tụ hội về đây tổ chức lễ hội vào các ngày: 19,20,21 tháng giêng âm lịch để ôn lại truyền thống và ghi nhận công đức của Thánh Mẫu.
 
Vé máy bay đi Nghệ An hiện có bán tại phòng vé chúng tôi

 

 

 
Ngày đăng: 09/09/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé