Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Việt Nam đang nỗ lực để tối đa hóa vai trò của ASEAN, tính chuyện đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế và thúc đẩy hợp tác với các cường quốc khác để tăng cường vị thế và tạo lợi thế trong cân bằng với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước khi gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, Việt Nam đã cử một đoàn tìm hiểu thực tế do nguyên thứ trưởng ngoại giao Vũ Khoan đứng đầu tới trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta. Chuyến đi nhằm đánh giá về vai trò thành viên và tác động của việc gia nhập đến mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Đoàn muốn tìm hiểu xem ASEAN sẽ làm gì để tự bảo vệ mình trước một cường quốc từ bên ngoài. Sau chuyến đi, đoàn của Việt Nam đã nhận thức rằng ASEAN sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ thành viên của mình. Sau gần hai thập kỷ gia nhập khối, giờ đây Việt Nam đang kiểm nghiệm quyền lực tập thể của ASEAN trong việc bảo vệ các thành viên.

Trong Hội Nghị Thượng đỉnh gần đây nhất vào tháng 5/2014 tại Myanmar, các ngoại trưởng ASEAN đã ra bản tuyên bố chung thể hiện “những quan ngại thực sự” trước những vụ việc ở Biển Đông.

Mặc dù tuyên bố không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hay nêu cụ thể tranh chấp lãnh thổ, nhưng tuyên bố được đưa ra ngay sau vụ việc Philippines bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc vì săn bắt rùa trái phép tại một bãi ngầm gần quần đảo tranh chấp Trường Sa, cũng như vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa.

Đây là lần thứ hai ASEAN đưa ra tuyên bố như vậy kể từ khi Myanmar đảm nhiệm cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN cách đây năm tháng. Tuyên bố đầu tiên được đưa ra trong Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 1. Có thể sẽ có thêm những tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế và hành động phù hợp với luật pháp quốc tế được đưa ra trong nửa cuối năm nay.

Trong nhiều năm, ASEAN thường tránh can dự vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông để duy trì tính trung lập của minh. Bốn thành viên là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều có yêu sách chồng lấn với Trung Quốc.

Trên quan điểm của Việt Nam, ASEAN đã đạt được bước tiến cực kỳ to lớn khi vượt qua được rao cản tâm lý bấy lâu nay để đưa ra tuyên bố thể hiện quan điểm chung trong vấn đề Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo ASEAN quyết tâm không lặp lại thất bại năm 2012 tại Campuchia khi các ngoại trưởng đã không thể đưa ra bản thông cáo chung như thường lệ do những khác biệt rong việc đề cập đến tranh chấp.

Thông qua lịch sử của ASEAN, bất cứ khi nào những mối đe dọa hay khủng hoảng tác động đến khối thì các thành viên sẽ cùng nhau hành động. Những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông thúc đẩy ASEAN đoàn kết và đưa ra tiếng nói chung.

Ngoài ra, lập trường của Indonesia cũng có những thay đổi tuy chưa thực sự rõ ràng nhưng lại khá quan trọng. Quốc gia này đang thay đổi từ vai trò trung gian truyền thống trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trở thành một bên chủ động hơn.

Trong thời gian gần đây, Jakarta đã chỉ trích sự quyết đoán của Bắc Kinh. Chẳng hạn, Indonesia là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN đã tuyên bố với Bắc Kinh hồi đầu năm rằng, Jakarta sẽ không chấp nhận vùng Nhận dạng Phòng Không trên Biển Đông (ADIZ) của Bắc Kinh. Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập ADIZ tại Hoa Đông vào tháng 11/2013.

Từ các bình luận và tuyên bố của Hà Nội được đưa ra thông qua các đại sứ của nước này tại ASEAN, có thể nhận thấy rằng, Việt Nam đang triển khai chiến lược rất độc đáo trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Đầu tiên và là quan trọng nhất, Việt Nam đang sử dụng mọi nỗ lực để tối đa hóa vai trò của ASEAN. Việt Nam coi ASEAN là công cụ có tính hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề với các cường quốc. Việt Nam đã gia nhập ASEAN 3 tháng ngay sau khi khối đưa ra tuyên bố chung đầu tiên của mình với những ngôn từ mạnh mẽ trước hành động Trung Quốc chiếm đóng Bãi Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa. Điều đó giải thích lý do vì sao Việt Nam không muốn đi theo quan điểm của Philippines khi quốc gia này cho rằng, ASEAN không có nhiều khả năng giúp ích trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Trở lại năm 1992, Philippines tích cực thúc đẩy một văn bản đầu tiên về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, còn được gọi là Tuyên bố ASEAN về Biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời chính quyền Aquino hiện nay, Manila đã không chú ý nhiều đến những người bạn ASEAN. Minh chứng cho điều đó là việc Philippines đã không tham vấn ASEAN về việc nước này tìm đến tòa trọng tài trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trái lại, Việt Nam có lẽ sẽ tiếp tục đề cao sự đoàn kết và ủng hộ của ASEAN khi sắp tới đây, Trung Quốc và ASEAN gặp nhau tại vòng thảo luận ở cấp nhóm làm việc chung về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Cuộc thảo luận theo kế hoạch là vào ngày 24-25/6 tại Bali.

Ngoài ra, Hà Nội cũng tính đến việc đưa tranh chấp ra Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc, tuy nhiên điều đó khó có thể xảy ra trong thời gian tới.

Rõ ràng đây là một động thái chiến lược. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có chung quan điểm rằng, việc sử dụng các cơ chế của Liên Hợp Quốc chỉ là phương án cuối cùng. Điều đó giải thích tại sao cả hai bên đều không thực sự chú trọng đến lời đề nghị làm vai trò trung gian hòa giải của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon. Trên hết, lãnh đạo Đảng hai nước - vẫn duy trì mối quan hệ đồng chí khá tốt – vẫn chưa có cuộc gặp nào để thảo luận vấn đề này. Các cuộc thảo luận cho đến nay chỉ dừng lại ở cấp thấp.

Một trong các chiến lược của Việt Nam là thúc đẩy hợp tác với các quốc gia để tăng cường vị thế trên trường quốc tế và tạo lợi thế trong cân bằng với Trung Quốc. Cả Mỹ và Nhật Bản đều đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển với Việt Nam, cả hai đều cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam đã trở thành đối tác toàn diện của Mỹ.

Hiện Việt Nam vẫn giữ thái độ thận trọng khi bình luận về việc tăng cường mở rộng các mối quan hệ chiến lược với Mỹ và Nhật Bản, vì Việt Nam biết rất rõ mối nguy tiềm tàng khi quá chú trọng vào mối quan hệ mới nhưng mang tính chiến lược này.
 

Ngày đăng: 08/07/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé